Bị tai nạn trên đường đi làm được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Bị tai nạn trên đường đi làm được hưởng bảo hiểm xã hội không?

14:36 - 29/08/2018

Quy định chung về Hợp đồng lao động
Sinh con được hưởng chế độ thai sản như thế nào?
Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Bị tai nạn trên đường đi làm được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Câu hỏi

Tôi tên là Minh. Tôi muốn nhờ Luatmoinha.com tư vấn về trường hợp của bác tôi: Bác trai tôi trên đường đi đến công ty làm việc các nhà 3 km thì bị ô tô đi ngược đường đâm trúng, bác tôi bị gãy cánh tay phải và chấn thương một số vùng khác. Bác trai tôi phải vào viện điều trị nên đã nghỉ việc gần 1 tháng nay. Bác tôi có tham gia bảo hiểm y tê, bảo hiểm. Vậy bác tôi được được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn về: “Bị tai nạn trên đường đi làm được hưởng bảo hiểm xã hội không? Luatmoinha.com xin được trả lời như sau:

Thứ nhất:  Cần xác định tai nạn của bác bạn có phải là tai nạn lao động hay không.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động năm 2012 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động:

“Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.”

Ngoài ra căn cứ Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
  3. b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
  4. c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
  5. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này”.

Như vậy, nếu tai nạn xảy ra trên tuyến đường bác bạn đến nơi làm việc và trong thời gian hợp lý như  thì tai nạn của bác bạn là tai nạn lao động. Khi đó, công ty bác bạn làm việc sẽ có trách nhiệm đối với bác bạn. Ngoài ra, bác bạn còn có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động từ bảo hiểm xã hội.

Thứ hai: Trách nhiệm của công ty nơi bác bạn làm việc

Theo Điều 144 Bộ luật Lao động 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm:

“+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

+ Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

+ Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”

Như vậy, nếu tai nạn của bác bạn được xét là tai nạn lao động thì công ty nơi bác bạn đang làm việc đã vi phạm Điều 144 Bộ luật Lao động 2012.

Thứ ba: Về chế độ tai nạn lao động: 

Theo quy định tại Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:

“Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

+ Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, sau khi điều trị ổn định thương tật tai nạn lao động, bác bạn có quyền được giám định mức suy giảm khả năng lao động, nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động từ bảo hiểm xã hội: Trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp theo năm

Trong trường hợp cần tư vấn thêm trường hợp: Bị tai nạn trên đường đi làm có được hưởng bảo hiểm xã hội không, Bạn có thể liên hệ với luatmoinha.com để được tư vấn.

 

Loading...