Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh - Trọn gói giá rẻ

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

14:51 - 18/05/2020

Thành lập công ty kinh doanh bất động sản
Mở hộ kinh doanh tại Chương Mỹ
Đăng ký mở hộ kinh doanh tại Văn Giang Hưng Yên
CẬP NHẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRÊN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Thủ tục đăng ký tạm ngừng hoạt động

 

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh. Đây là nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp để có thể nắm lấy cơ hội kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn từng thời kỳ trong nền kinh tế thị trường.

Hiện nay, Theo quy định của luật doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh không được thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà thể hiện trong Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và Cổng thông tin điện tử quốc gia về doanh nghiệp.

Khi có nhu cầu thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

Ngành nghề kinh doanh được quy định ở đâu?

Ngày 06/07/2018 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 27/218/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.

Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp:

- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;

- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;

- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;

- Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;

- Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.

Thủ tục Bổ sung ngành nghề kinh doanh

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh - Liên hệ tư vấn 0983.905.992

Cách ghi ngành, nghề kinh doanh như thế nào?

Trong hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh, cần ghi rõ tên ngành, mã ngành nghề muốn bổ sung theo quy định. Có các cách ghi ngành nghề kinh doanh như sau:

- Cách ghi thông thường: Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh cấp 4 trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam được quy định tại Quyết định số 27/218/QĐ-TTg để bổ sung.

Nếu muốn ghi chi tiết ngành nghề kinh doanh cấp 4 thì có thể ghi chi tiết ở phụ lục.

Ví dụ: Mã ngành 3091 - Sản xuất mô tô, xe máy

Chi tiết:

Sản xuất mô tô, xe máy có bàn đạp hoặc xe đạp có một động cơ bổ trợ;

Sản xuất động cơ cho xe mô tô;

Sản xuất xe thùng;

Sản xuất bộ phận và phụ tùng của xe mô tô.

- Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ - mã ngành 4933

Chi tiết:

Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô (Điều  9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP)

- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam Quyết định số 27/218/QĐ-TTg nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ, dịch vụ logistic không được quy định trong Quyết định số 27/218/QĐ-TTg nhưng được quy định tai văn bản Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics ngày 30 tháng 12 năm 2017)

Cách ghi như sau:

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Chi tiết:

- Dịch vụ Logistics (Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics ngày 30 tháng 12 năm 2017)

5229

 

  • Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Quyết định số 27/218/QĐ-TTg -  Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành thì  Phòng đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Ví dụ: Ngành nghề dịch vụ sinh trắc dấu vân tay hiện nay chưa được quy định tại Quyết định số 27/218/QĐ-TTg và cũng chưa được quy định ở văn bản pháp  luật chuyên ngành khác thì có thể ghi như sau:

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu - 7490

Chi tiết: Dịch vụ sinh trắc dấu vân tay ( Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của Pháp luật và không hoạt động mê tín, dị đoan)

 - Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh gồm những gì?

Để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1 quy định tại Thông tư 02/2019/TT-BKH) trong đó ghi rõ ngành, nghề kinh doanh muốn bổ sung, thay đổi;

- Quyết định của công ty về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh. Cụ thể Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên; Quyết định của Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Quyết định của Đại hội đồng cổ đông công ty đối với Công ty cổ phần.

- Biên bản họp của công ty bổ sung ngành nghề kinh doanh. Cụ thể Biên bản họp của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông công ty đối với Công ty cổ phần;

- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục bổ sung ngành,nghề kinh doanh

- Bản sao chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu;

Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở;

Thời gian giải quyết: 3-5 ngày làm việc

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Cách thức nộp hồ sơ sung ngành, nghề kinh doanh như thế nào?

Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định pháp luật chúng ta sẽ tiến hành nộp hồ sơ. Có 2 phương thức nộp hồ sơ như sau:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp và hẹn ngày trả kết quả.

- Nộp hồ sơ online qua mạng: Doanh nghiệp phải có tài khoản đăng ký kinh doanh, tạo hồ sơ online; Scan file pdf các tài liệu hồ sơ gắn lên hệ thống và tiến hành nộp. Sauk hi nộp xong Giấy biên nhận tạo tự động được gửi về mail của quý khách hàng.

Sau khi nhận được hồ sơ nộp qua mạng điện tử hợp lệ. Chúng ta mang bộ hồ sơ đó nộp đến Phòng đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy xác nhận thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh có phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp?

Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp liên quan đến nội dung về ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp nộp phí để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày, kể từ ngày được công khai.

Thông tin công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp về ngành, nghề kinh doan được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Một số lưu ý khi bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

- Doanh nghiệp lên kế hoạch bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật. Cần xác định rõ ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không có điều kiện.

- Đối với một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định theo quy định của luật chuyên ngành, khi thay đổi bổ sung ngành nghề doanh nghiệp cần điểu chỉnh vốn phù hợp để đáp ứng điều kiện về vốn.

- Đối với các doanh nghiệp thành lập lâu năm, ngành nghề kinh doanh chưa có mã ngành cụ thể thì khi làm thủ tục thay đổi phải thực hiện việc khớp mã các ngành nghề kinh tế đã đăng ký của công ty theo nội dung tại Quyết địn số 27/2018/QĐ-ttg ngày 06 tháng 7 năm 2018 Thủ tướng chính Phủ về ngành nghề kinh tế Việt Nam.

- Một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì sau khi đăng ký ngành, nghề xong doanh nghiệp tiến hành đáp ứng điều kiện ngành nghề đó trước khi đi vào hoạt động.

Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh của Công ty IP Law.

Với những quy đinh và thủ tục bổ sung thay đổi ngành nghề kinh doanh chúng tôi vừa trình bày ở trên tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không có chuyên môn thì khi làm thủ tục rất mất nhiều thời gian và công sức. Để đáp ứng nhu cầu của khác hàng, công ty IP Law là đơn vị cung cấp thủ tục thay đổi nội dung đăng kinh doanh nói chung và thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nói riêng. Đến với chúng tôi quý khách sẽ được nhận được:

- Tư vấn về quy trình, thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh;

- Tư vấn lựa chọn mã ngành, áp mã ngành theo Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam theo quy định mới nhất (Quyết định 27/2018/QĐ –Ttg)

- Hướng dẫn cho khách hàng chuẩn bị các giấy tờ cần thiết;

- Soạn thảo hồ sơ bổ sung ngành  nghề kinh doanh;

- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, sửa đổi bổ sung theo yêu cầu của Phòng đăng ký kinh doanh;

- Nhận kết quả thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh.

- Tư vấn cho quý khách hàng các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động.

Để được tư vấn và tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh, khách hàng thực hiện một trong các bước sau:

Bước 1: Liên hệ trực tiếp đến số 0983.905.992

Bước 2: Gửi mail: lienhe.luatmoinha@gmail.com

 

 

Loading...