Vốn điều lệ tối thiểu?
15:25 - 24/10/2019
Mở hộ kinh doanh tại Chương Mỹ
Đăng ký mở hộ kinh doanh tại Văn Giang Hưng Yên
CẬP NHẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRÊN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Thủ tục đăng ký tạm ngừng hoạt động
Vốn điều lệ tối thiểu ?
Trước khi thành lập công ty, nhiều người dự định bỏ một số vốn nhất định để thành lập công ty nhưng không biết bỏ bao nhiêu là đủ. Quy định về vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu là đủ? Công ty IP LAW tư vấn giải đáp thắc mắc quý khách hàng.
Vốn điều lệ là gì? Theo Luật doanh nghiệp 2014 Quy định.
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Như vậy vốn điều lệ chính là số vốn cá nhân, tổ chức góp hoặc cam kết góp vào trong thời gian quy định.
Vậy câu hỏi trong tiêu đề, Vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?
Đối với hoạt động kinh doanh bình thường, hiện nay chưa có văn bản nào quy định việc vốn điều lệ tối thiểu cần góp là bao nhiêu. Vì vậy có thể nói là việc góp nhiều hay ít phụ thuộc và Quý khách hàng dự định bỏ vào kinh doanh. Tuy nhiên cần lưu ý một số ngành nghề đặc thù yêu cầu vốn tối thiểu cụ thể như:
Lĩnh vực Kinh doanh Bất động sản - (Điều 10 Luật Kinh doanh Bất động sản 2016 quy định: Vốn pháp định không thấp hơn 20 tỷ đồng)
Lĩnh vực sản xuất Phim - Vốn pháp định là 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng)
Lĩnh vực Du lịch: Đối với dịch vụ lữ hành, cần yêu cầu vốn và phải ký quỹ tại ngân hàng như sau:
- Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
- Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
Ngoài ra còn các lĩnh vực đặt thù như Lĩnh vực bảo hiểm, Tài chính ngân hàng, vận tải, hàng không….
Công ty thành lập nhưng không góp đủ vốn điều lệ tối thiểu thì như thế nào?
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có thời gian là 90 ngày để thực hiện góp vốn. Sau khi quá 90 ngày mà cá nhân, tổ chức không góp đủ vốn (Vốn điều lệ tối thiểu) thì sẽ thực hiện giảm vốn theo đúng số vốn đã cam kết. Cụ thể:
Đối với công ty TNHH Một thành viên
Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định 90 ngày, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ và chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
Vốn điều lệ tối thiểu?
Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Sau thời hạn 90 ngày mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
- Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
- Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
- Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
Bạn có thể xem thêm tại bài viết: Công ty TNHH không góp đủ vốn cần làm gì?
Đối với công ty cổ phần
- Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
- Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
- Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;
- Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn quy định. Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định
Như vậy, Dựa trên những phân tích về vốn điều lệ nêu trên, có thể thấy đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường không yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu trừ một số ngành nghề có điều kiện kinh doanh yêu cầu về vốn.
Quý khách có nhu cầu thành lập công ty vui lòng liên hệ với Công ty IP LAW để được tư vấn về vốn điều lệ tối thiểu hoặc các vấn đề liên quan.
IP LAW là đơn vị tư vấn đã thành lập công ty tại tất cả tỉnh thành trên cả nước. Chúng tôi có đội ngũ cộng tác viên ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước vì vậy có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của Quý khách hàng.
Thành lập công ty chỉ với 1.500.000 VNĐ, Liên hệ ngay 0983.905.992 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.