Có thể làm giám đốc của nhiều công ty được không?

Có thể làm giám đốc của nhiều công ty được không?

22:49 - 12/11/2018

Mở hộ kinh doanh tại Chương Mỹ
Đăng ký mở hộ kinh doanh tại Văn Giang Hưng Yên
CẬP NHẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRÊN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Thủ tục đăng ký tạm ngừng hoạt động
Thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh

Có thể làm giám đốc của nhiều công ty được không?

Công ty IP LAW nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến việc giám đốc công ty này có thể đồng thời làm giám đốc của công ty khác không? Trong bài viết này IP LAW tổng hợp câu hỏi và tư vấn chi tiết:

Câu hỏi IP LAW tổng hợp.

1, Tôi là giám đốc của công ty TNHH một thành viên có thể đồng thời là giám đốc công ty cổ phần được không?

2, Tôi có thể đồng thời vừa làm giám đốc Công ty TNHH một thành viên vừa làm giám đốc công ty TNHH 2 thành viên được không?

3, Tôi đã làm người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần giờ tôi muốn mở công ty tnhh một thành viên do chính tối làm chủ là đại diện có được hay không?

IP LAW tư vấn

Trước tiên chúng tôi cần làm rõ chức danh Giám đốc/Tổng giám đốc chỉ về người đại diện theo pháp luật, tại một số công ty có thêm chức danh chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị cũng có thể là người đại diện theo pháp luật. Trong bài viết này chúng tôi nói về doanh nghiệp tư nhân (Cá nhân/tổ chức đứng ra mở công ty) Không bàn về doanh nghiệp Nhà nước hoặc có vốn góp Nhà nước.

Tại Điều 64 Luật Doanh nghiệp 2020 có cụ thể về tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc

1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.

2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

3. Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.

Tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 có nêu:

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Tại Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020 có đưa ra định nghĩa về người đại diện theo pháp luật.  

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, Luật doanh nghiệp 2020 không giới hạn một người có thể làm giám đốc/tổng giám đốc tại công ty khác. Cũng có nghĩa một cá nhân có thể đồng thời làm người đại diện theo pháp luật của nhiều công ty.  Cá nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn, không thuộc trường hợp khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 hoàn toàn có thể làm giám đốc/Tổng giám đốc của các công ty khác.

IP LAW cung cấp dịch vụ Thành công ty tại Hà Nội trọn gói giá rẻ , Thay đổi đăng ký kinh doanh chỉ từ 1 triệu đồng, Thành lập tại các tỉnh trọn gói 2 triệu.  Quý khách có nhu cầu liên hệ với IP LAW để được giải đáp. 

Mọi thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ với IP LAW để được giải đáp

Điện thoại: 0983.905.992

Email: lienhe.luatmoinha@gmail.com

ĐỂ ĐƯỢC MIỄN PHÍ TƯ VẤN MỌI VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Loading...